Khái quát truyền thuyết Xi_Vưu

Trong lịch sử Trung Quốc, cổ tịch từ thời Xuân Thu đã có ghi chép tương đối phong phú về truyền thuyết Xi Vưu, song thường mâu thuẫn. Theo các ghi chép này, Xi Vưu là lãnh tụ bộ lạc Cửu Lê thời thượng cổ.[5][6][7] Có học giả chiếu theo Dật Chu thư (逸周书)[8] Diêm Thiết luận (盐铁论)[9] phỏng đoán rằng Xi Vưu thuộc tập đoàn thị tộc Thái Hạo, Thiếu Hạo.[10] Xi Vưu có 81 người anh em (khả năng có ý chỉ 81 bộ lạc, có thuyết nói là 72[11]) kiêu dũng thiện chiến, thế lực lớn mạnh.[12]

Trong một tình tiết thần thoại, sau khi Xi Vưu tuyên bố rằng mình không thể bị chế ngự,[2] Nữ Oa đã ném một phiến đá từ Thái Sơn vào Xi Vưu. Xi Vưu không thể nghiền nát phiến đá, song vẫn có thể xoay xở để thoát ra. Từ đó về sau, các khối đá có hình năm ngón tay, được khắc chữ "Thái Sơn thạch cảm đương" (泰山石敢當, phiến đá Thái Sơn) trở thành một vũ khí tinh thần của người Hán trong việc xua đuổi cái ác và tai họa.[2][13]

Trong rất nhiều cổ tịch có đề cập đến việc Xi Vưu chiến đấu với Hoàng Đế-thủ lĩnh một liên minh bộ lạc, tình huống cụ thể thì có ba thuyết. Thuyết thứ nhất thấy trong "Sử ký-Ngũ Đế bản kỉ", theo đó thì sau khi Hoàng Đế chiến thắng trước Viêm Đế trong trận Phản Tuyền (阪泉之战), Xi Vưu làm loạn, Hoàng Đế đã đánh bại Xi Vưu trong trận Trác Lộc (涿鹿之战), do đó củng cố địa vị thiên tử.[14]

Thuyết thứ hai ghi trong "Dật Chu thư-Thường mạch thiên", theo đó Xi Vưu đã đánh đuổi Xích Đế (Viêm Đế), Xích Đế xin Hoàng Đế trợ giúp, Nhị Đế liên thủ giết chết Xi Vưu ở Trung .[15]

Thuyết thứ ba được ghi trong "Sơn Hải Kinh - Đại Hoang Bắc kinh", theo đó Xi Vưu đưa binh tiến đánh Hoàng Đế, Hoàng Đế lệnh cho Ứng Long (应龙) nghênh chiến, hai bên tiến hành đại chiến trên cánh đồng ở Ký Châu, Xi Vưu bại trận và bị giết.[16]

Mặc dù các thuyết trên luôn có một vài điểm khác biệt, song hầu hết đều xuất hiện chi tiết Xi Vưu giao chiến với Hoàng Đế. Quá trình chiến tranh cũng phức tạp, và mang sắc thái thần thoại ở mức độ cao. Xi Vưu thiện chiến, "chế tạo năm loại binh khí, biến đổi mây mù", "làm ra sương mù dày đặc, trọn ba ngày", Hoàng Đế "chín lần chiến thì chín lần không thắng"[17] "ba năm không hạ được thành".[18] "Ngư Long hà đồ" chép rằng Hoàng Đế không địch nổi Xi Vưu, "bèn ngước lên trời mà than thở, ông trời sai Huyền Nữ xuống ban cho Hoàng Đế binh lính được thần thánh phù trợ".[19] nhờ có lực lượng của "Huyền Nữ" (玄女) mà Hoàng Đế cuối cùng đã giành được chiến thắng.[17][19][20] Một thuyết thì cho rằng Xi Vưu dùng yêu thuật tạo ra sương mù dày đặc làm quân của Hoàng Đế mất phương hướng, Hoàng Đế liền dùng Chỉ Nam xa dẫn đường để đuổi giết Xi Vưu, giành được thắng lợi.[21][22]

Về kết cục của Xi Vưu, các truyền thuyết đa phần nói rằng bại binh và bị giết,[14][15][16] song cũng có thế đã thần phục Hoàng Đế, và trở thành tướng quân sự.[19]

Theo ghi chú của họa gia La Sính (罗聘) thời Thanh: "Hoàng Đế đã hạ lệnh cho quân lính chặt đầu Xi Vưu... thấy rằng đầu của Xi Vưu đã bị tách khỏi phần thân, sau đó Hoàng Đế đã cho khắc hình tượng của Xi Vưu lên các chén thiêng nhằm cảnh báo những người có lòng thèm muốn quyền lực và giàu sang."[23]

Hoàng Đế chiến đấu với Xi Vưu là một sự kiện cực kỳ quan trọng trong truyền thuyết Trung Quốc. Sau khi Hoàng Đế giành được thắng lợi đã thống nhất khu vực Trung Nguyên, trở thành thủy tổ của tộc Hoa Hạ. Cũng do đó, các sử tịch Hán văn, đặc biệt là điển tịch Nho giáo- vốn chiếm thế chủ lưu trong một thời gian dài, xem Xi Vưu là một nhân vật xấu xa[14][24] mặc dù điều này không hoàn toàn công bằng.[25] Về sau, Xi Vưu dần bị thần hóa, trở thành nhân vật có hình tượng "đầu đồng trán sắt", "tám tay tám chân", "thân người móng trâu, bốn mắt sáu đầu", và "ăn cát sỏi".[12][26][27]

Sau khi Xi Vưu bại trận, người trong bộ tộc Cửu Lê lưu tán, một bộ phận quy phục Hoàng Đế, một bộ phận di cư đến nơi khác.

Liên quan